Cách bảo quản đồ lót
Áo ngực giặt xong hư. Lỗi do đâu?
1. Bảo vệ phần gọng áo
Phần gọng áo ngực thường được làm bằng 2 chất liệu chính là plastic hoặc kim loại. Vì thế, khi bạn giặt áo ngực bằng máy, chiếc máy giặt sẽ “nghiến” áo làm cong, vẹo, mất công dụng nâng ngực của chiếc gọng áo và gây khó chịu cho người mặc. Trên thị trường hiện nay có loại “banh” chuyên dụng để giặt áo ngực khi bạn giặt máy. Bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng và siêu thị gần nhà.Sử dụng banh giặt áo ngực chuyên dụng nếu bạn quyết định giặt bằng máy giặt. |
Nếu bạn giặt tay, thì hãy bóp nhẹ phần mút áo, sau đó vắt nhẹ phần dây áo, rồi giũ cho sạch nước. Tuyệt đối tránh vắt mạnh, vặn vẹo áo để khô nước hoàn toàn, vì như vậy, sẽ ảnh hưởng đến gọng áo của bạn, về lâu dài sẽ làm cong, vẹo mà mất thẩm mỹ.
2. Giặt áo bằng nước lạnh
Khi tiết trời trở lạnh, nhiều gia đình có thói quen dùng nước ấm để giặt giũ. Thói quen này vô tình làm hỏng một số loại quần áo có voan, ren và len, làm dão thun. Ngoài ra, khi trời lạnh, nước ấm làm bạn bớt cảm giác buốt nơi bàn tay nhưng lại làm da bạn bị nẻ, gây mất thẩm mỹ.
Khi giặt bằng nước ấm vài lần, áo ngực của bạn sẽ bị teo phần mút độn bên trong bầu áo. Thêm nữa, phần thun co giãn cũng nhanh dão hơn, phần ren chóng bị hư hỏng.
3. Vắt và phơi áo
Sau khi giặt, bạn phơi áo trong không khí, nơi thoáng mát, tốt nhất là nơi nắng nhẹ, tránh phơi nơi nắng gắt vì nhiệt độ cao càng kích thích phần mút bên trong bầu ngực hỏng. Nhiều người giặt áo ngực bằng tay nhưng thay vì bóp nhẹ phần mút ở bầu áo trước khi phơi thì lại cho vào máy giặt và vắt để áo nhanh khô. Cách làm này làm teo phần mút và cong phần gọng áo, ảnh hưởng đến tuổi thọ của sản phẩm.
Đây là cách phơi áo ngực sai, sẽ làm giãn dây áo ảnh hưởng đến thời gian sử dụng sản phẩm. |
4. Chăm sóc áo ngực của bạn
Bạn nên giặt áo ngực sau mỗi lần mặc. Tránh việc mặc nhiều lần vì áo ngực ôm vào người, là nơi hút mồ hôi của bạn nhiều nhất, rất dễ làm tổn thương da, gây ra những chứng bệnh về da nếu bạn không giữ vệ sinh cho áo. Giặt áo thường xuyên không những bảo vệ sức khỏe của bạn mà còn bảo vệ chiếc áo ngực không hư hỏng.
5. Chất giặt tẩy
Nhiều người có thói quen giặt quần áo chung với áo ngực. Tốt nhất bạn không nên làm như thế vì để giặt sạch quần áo, bạn cần 1 lượng xà phòng khá lớn trong khi chiếc áo ngực chỉ cần 1 lượng nhỏ chất tẩy.
Nên nhớ chọn những loại xà phòng ít kiềm, chỉ cần 1 lượng nhỏ, hòa tan trong nước và giặt áo bằng các bóp nhẹ bầu áo để xà phòng thấm vào trong áo, lan tỏa và tẩy sạch phần mồ hôi bên trong lớp mút.